Quỹ ETF và Quỹ mở

Phân biệt Quỹ ETF và Quỹ mở – hiểu đúng để đầu tư đúng

Khái niệm Quỹ ETF và Quỹ mở có thể không còn quá xa lạ với dân đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên với phần lớn các chị em phụ nữ thì khái niệm này có thể vẫn còn quá mới mẻ.

Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp chị em có thể phân biệt được hai khái niệm này, thậm chí còn đưa ra nhiều thông tin cực kỳ hữu ích giúp chị em lựa chọn cho mình một phương án đầu tư chứng khoán tạm gọi là an toàn và nhàn đầu (“tạm gọi” thôi vì ai cũng biết rằng không thể nào có phương án đầu tư tối ưu nhất trên thị trường chứng khoán chỉ có phương án đầu tư “phù hợp” nhất thôi) để còn dư thời gian dành cho công việc, cho gia đình con cái và cho việc chăm sóc bản thân nhé.

1. Đầu tư vào Quỹ ETF hoặc Quỹ mở sẽ ít rủi ro hơn so với đầu tư một cổ phiếu riêng lẻ

Tại sao mình nhận định như vậy? Vì nó xuất phát từ hai lý do

Lý do đầu tiên đến từ câu “Đừng bao giờ bỏ nhiều trứng vào một giỏ” 

Vậy có nghĩa là nếu chúng ta “all – in” tất cả tiền vào một cổ phiếu riêng lẻ (ví dụ, cổ phiếu VNM, cổ phiếu HPG, cổ phiếu VCB, … – mình chỉ lấy ví dụ những mã đang xuất hiện trong đầu thời điểm này thôi nha) thì đương nhiên sẽ rủi ro hơn chúng ta đầu tư vào Quỹ ETF hoặc Quỹ mở (là các Quỹ đầu tư theo danh mục). 

Mọi người có thể tranh luận với mình rằng, ok, vậy sẽ không đầu tư vào một cổ phiếu nữa, mình sẽ đầu tư 200 CP VNM, 300 CP HPG và 500 CP VCB. Vậy là an toàn?

Tất nhiên mọi người có thể làm như vây.

Nhưng ai trong số chị em chúng ta có khả năng “tiên tri”, đoán biết thị trường?

Ai trong số chị em chúng ta là những nhà đầu tư “nhìn bảng điện xanh đỏ” chuyên nghiệp?

Mình chắc rằng là không nhiều.

Điều đó dẫn mình đến luận điểm thứ hai chứng minh cho việc Quỹ ETF và Quỹ mở ít rủi ro hơn đó là nó được vận hành bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Và tất nhiên họ lựa chọn những cổ phiếu có tình hình tài chính lành mạnh và tiềm năng tăng trưởng tốt.

2. Nên chọn Quỹ ETF hay Quỹ mở?

Như bảng so sánh bên trên, thật khó để lựa chọn. 

Và khi khó để lựa chọn thì mình khuyên mọi người nên đa dang hóa danh mục đầu tư thêm một lần nữa.

Ví dụ, x % cho Quỹ ETF, y % cho Quỹ mở (x, y là bao nhiêu tùy mọi người nhé).

3. Vậy thì chọn Quỹ ETF và Quỹ mở nào?

Câu trả lời là chị em có thể chọn bất kỳ Quỹ ETF và Quỹ mở nào trên thị trường nhé. Và sẽ lựa chọn trên hai tiêu chí rất đơn giản nè:

  • Phí thấp: mọi người lưu ý phí rất quan trọng nhé. Đôi khi chỉ chênh nhau 0,1% phí thôi mà qua thời gian số tiền mình mất đi cũng cực kỳ nhiều đó. Nếu cần làm hẳn một bảng so sánh phí giữa các Quỹ cho chắc ăn.
  • Hiệu quả đầu tư trong quá khứ cao: mình đưa ra tiêu chí này bởi vì chẳng ai có thể đoán được tương lai nhưng chúng ta đều phân tích được những gì xảy ra trong quá khứ. Đơn giản là lựa chọn các Quỹ đã được thời gian chứng minh về hiệu quả.

Thực ra còn một tiêu chí nữa mình cũng định nói đến đó là danh mục cụ thể của các loại cổ phiếu, trái phiếu của Quỹ mở nhưng mà chắc thôi. Phần lớn chị em chúng ta cũng không đủ chuyên nghiệp để đánh giá mã này tiềm năng, mã này không, nên hãy dành điều đó cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp (chị em nào muốn nghiên cứu sâu hơn thì tiếp tục tìm hiểu danh mục đầu tư cụ thể của từng Quỹ rồi quyết định đầu tư nha).

Vậy là rất đơn giản rồi đúng không (1) phí thấp (2) hiệu quả đầu tư trong quá khứ cao.

4. Chọn xong rồi thì mua ở đâu nhỉ?

Bảng trên mình cũng có nói rồi, mình sẽ nói kĩ hơn để chị em hiểu nhé:

Đối với Quỹ ETF, mình sẽ mua qua công ty chứng khoán giống như mua cổ phiếu thông thường vậy:

Chị em nào đã từng mua cổ phiếu thông thường rồi thì chắc không có gì thắc mắc.

Chị em nào vẫn còn là một “trang giấy trắng” thì đọc tiếp mình hướng dẫn nha. Chỉ có vài bước cơ bản thế này:

5. Mở tài khoản tại Công ty chứng khoán

Trên thị trường nhiều công ty chứng khoán lắm. Bản thân mình cũng đã mở tài khoản tại: SSI, VND, VPS, chứng khoán Đại Nam, BSC (giờ ngồi nghĩ lại cũng không hiểu sao mình mở nhiều vậy). 

Đến thời điểm hiện tại, mình đang tạm trung thành với VPS. Có mấy lý do nè: đội ngũ nhân viên hỗ trợ của VPS cực kỳ chuyên nghiệp và nhiệt tình, giao dịch lô lẻ cổ phiếu (dưới 100 cổ) dễ dàng hơn và app cũng khá thân thiện dễ dùng (nhất là các chị em thì hay “low tech” nhỉ).

6. Nạp tiền, đặt lệnh và chờ khớp

Đối với Quỹ mở, mình có hai cách để mua nhé:

Cách 1 là mua trực tiếp tại Công ty quản lý Quỹ đó. Ví dụ, chị em mua chứng chỉ Quỹ của Vinacapital vào ngay website của Vinacapital, mua chứng chỉ Quỹ của Dragon Capital vào ngay website của Dragon Capital, …

Cách 2 là mua qua fmartket – một ứng dụng trung gian kết nối các Quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Mình thì gần đây thường đầu tư Quỹ mở qua fmarket vì mình thấy tiện hơn có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục các Quỹ mở chỉ trong một ứng dụng. Sử dụng cũng khá là dễ dàng cho chị em nhé. 

7. Mua xong rồi thì làm gì nhỉ?

Vậy là đọc đến đây mình hy vọng chị em đã bắt đầu hành trình đầu tư của mình. Có thể là rất nhỏ 100 – 200k, 1 – 2 triệu hay 10 – 20 triệu, … quan trọng là chúng ta đã bắt đầu.

Vậy chúng ta làm gì tiếp? Mua một lần xong rồi thôi?

Câu trả lời là tiếp tục mua đều đặn hàng tháng nhé. Sức mạnh của đầu tư, sức mạnh của lãi kép chỉ thực sự phát huy tác dụng khi chúng ta mua đều đặn, định kỳ và dài hạn (5 năm, 10 năm hay thậm chí 20, 30 năm).

Theo một tính toán của VN Direct, giả sử chị em chúng ta bớt 1 triệu đồng/tháng từ tiền mua quần áo, mỹ phẩm về không mặc, không xài, từ tiền mua quần áo về cho con mà con chưa mặc đã chật, từ tiền mua đồ chơi cho con mà con chơi được một lần vứt xó, từ rất nhiều khoản chi tiêu lãng phí khác,… đầu tư vào Quỹ ETF và/hoặc Quỹ mở với lợi nhuân kỳ vọng 15%/năm (lợi nhuận này hoàn toàn khả thi đó) thì sau 10 năm chúng ta sẽ có gần 300 TRIỆU ĐỒNG. 

Hy vọng bài viết này của mình giúp chị em phần nào tự tin hơn để bắt đầu hành trình đầu tư.

Bạn thấy bài viết hữu ích? Cân nhắc mời mình và team Money Mom Sharing một ly café latte tại đây nhé.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, mọi người có thể để lại comment để chúng ta cùng chia sẻ nhé.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc thêm câu chuyện về Founder tại đây

Money Mom Sharing là kênh chia sẻ về tài chính cá nhân dành riêng cho phụ nữ được sáng lập bởi Lê Phương Thanh - chuyên gia giáo dục tài chính được chứng nhận của NFEC Hoa Kỳ.

Sách Tài chính cá nhân
cho Mẹ Việt

"Tài chính cá nhân cho mẹ Việt" là quyển sách tài chính cá nhân thuần Việt đầu tiên viết dành tặng riêng cho phụ nữ, là quyển sách đầu tay chứa đựng nhiều tâm huyết của tác giả Lê Phương Thanh. Sách giúp nhiều phụ nữ Việt đã và sẽ làm mẹ có thể tự tin, độc lập về tài chính.

Tải ebook quản lý tài chính
miễn phí

Tải công cụ quản lý tài chính

Bài viết mới nhất

Đăng ký email

Để lại email để đọc bản tin hàng tuần của MMS (miễn phí – giá trị & tuyệt đối không spam) bạn nhé!

Bạn đã tải file thử thách 21 ngày detox tài chính cá nhân và hình thành thói quen tiết kiệm chưa?

miễn phí

Hiệu quả của Thử thách đã được chứng minh bởi rất nhiều chị em phụ nữ!