Phương pháp ZBB

04 bước áp dụng hiệu quả phương pháp ZBB trong việc thiết lập ngân sách

Phương pháp ZBB (Zero–based Budgeting) hay còn gọi là phương pháp ngân sách bằng 0 là một phương pháp khá hiệu quả được áp dụng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay phương pháp này chưa được nhiều người biết đến phổ biến như các phương pháp khác, ví dụ như: phương pháp 50/30/20, phương pháp 6 chiếc lọ, Kakeibo hay phương pháp phong bì.

Trong bài viết này, Money Mom Sharing sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp ZBB này cũng như cách thức để có thể áp dụng hiệu quả trong việc quản lý tài chính cho gia đình nhé.

  1. Phương pháp ZBB là gì?
Phương pháp ZBB
Phương pháp ZBB

Phương pháp ZBB là phương pháp đưa thu nhập trừ chi phí bằng 0. Mục tiêu của phương pháp này là giúp tất cả các đồng tiền bạn chi ra đều có một mục đích riêng.

Ví dụ: Trung bình, mỗi tháng, gia đình bạn cần 10 triệu đồng để chi tiêu cho việc ăn uống, 10 triệu đồng để đóng tiền học phí cho con, 6 triệu đồng trả tiền giúp việc, 5 triệu đồng trả nợ, 3 triệu đồng để đầu tư, và 2 triệu đồng dành để mua bảo hiểm, …

Vậy thì, ngay sau khi nhận được thu nhập, bạn sẽ cần phải phân chia các khoản chi vào các tài khoản Ngân hàng/phong bì tiền mặt riêng theo thứ tự ưu tiên (chẳng hạn từ thiết yếu cho đến không thiết yếu) để phục vụ cho các khoản chi tiêu hàng tháng của gia đình.

Ví dụ, bạn có thể sắp xếp các khoản chi như sau: ăn uống => nhà ở (tiền thuê nhà) => điện, nước, xăng xe => tiền học của con => trả nợ => đóng bảo hiểm …

Thứ tự ưu tiên của các khoản chi trong tháng có thể khác nhau đôi chút tùy vào từng thời điểm và bạn cũng có toàn quyền thay đổi ngân sách của gia đình theo tháng. 

Sau khi đã lên kế hoạch cho các khoản chi cần thiết và sắp xếp nó theo thứ tự ưu tiên, các khoản chi tiêu còn lại bạn có thể linh hoạt chi tiêu cho các mục tiêu khác. Bạn có thể dùng nó để trả thêm nợ, tiết kiệm đầu tư thêm, hoặc tiết kiệm tiền cho các Quỹ chìm (sinking fund) của riêng bạn như: Quỹ mua nhà, Quỹ du lịch, Quỹ giải trí, …

Lưu ý khi thiết lập ngân sách đừng bỏ qua chi phí trả theo kỳ (là các khoản chi trả trước cho nhiều tháng). Bạn đóng tiền học ở trường cho con theo năm, mua app học cho con theo năm, đóng bảo hiểm theo quý, đóng tiền học lớp vẽ cho con theo quý… chẳng hạn.

Ví dụ, bạn sẽ phải chuẩn bị 100 triệu đồng để đóng tiền học cả năm cho con vào tháng 7/2022, tương đương 8.3 triệu đồng/tháng. Bắt đầu từ tháng 7/2021 bạn đã phải để riêng một khoản 8.3 triệu mỗi tháng trong ngân sách để có đủ 100 triệu đóng học cho con vào năm sau.

Đây là hình thức bạn tiết kiệm cho các khoản chi lớn và có kế hoạch cần chi trong ngắn hạn (hay còn gọi là tiết kiệm cho các Quỹ chìm).

Các khoản chi phí trả theo kỳ này có thể thuộc bất kỳ nhóm chi phí nào (cần thiết, giải trí, giáo dục…). Bạn cần dự trù trước cho những khoản chi này bằng cách quy về số tiền cần để riêng ra mỗi tháng. Việc này giúp bạn chủ động thu xếp đủ nguồn tài chính để thanh toán các khoản chi phí trả trước này, đặc biệt đối với trường hợp các khoản chi có giá trị lớn (như ví dụ của mình về việc đóng học cho con theo năm). 

2. Ưu điểm của phương pháp ZBB

Phương pháp ZBB
Ưu điểm của phương pháp ZBB

Lý do phương pháp ZBB (Phương pháp ngân sách bằng 0) này rất được yêu thích thời gian gần đây đó là nó mang lại cho bạn sự linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình. 

So với hai phương pháp thiết lập ngân sách theo tỷ lệ đó là 50/30/20, 6 chiếc lọ, bạn sẽ gặp khó khăn đôi chút trong việc sắp xếp tài chính theo các tỷ lệ cố định sẵn thì với phương pháp này, mỗi đồng tiền chi ra của bạn sẽ đáp ứng các mục đích của riêng bạn.

Ví dụ, gia đình bạn đang vay nợ, bạn có nhất định phải dành 30% thu nhập cho giải trí (như phương pháp 50/30/20) hay nhất định phải dành 5% thu nhập cho từ thiện (như phương pháp 6 chiếc lọ) hay không? Lúc này việc của bạn là ưu tiên cắt giảm toàn bộ các chi phí không cần thiết để dồn tiền trả nợ. 

Phương pháp ZBB sẽ giúp bạn giải quyết điều đó! 

Bạn không cần phải đặt ra một tỷ lệ phần trăm cố định cho thu nhập mà có thể dựa vào số tiền bạn cần phải chi mỗi tháng để thiết lập ngân sách, lập kế hoạch chi tiêu. 

Tất nhiên cũng như các phương pháp thiết lập ngân sách khác, phương pháp ngân sách số 0 này cũng giúp bạn thoát khỏi tình trạng chi tiêu nhiều hơn thu nhập và không gặp phải tình trạng vay nợ để chi tiêu. 

3. Nhược điểm của phương pháp ZBB

phương pháp ZBB
Quỹ ngày mưa

Cũng bắt nguồn từ tính linh hoạt của phương pháp ngân sách ZBB nên phương pháp này có thể khiến bạn cảm thấy hơi mất thời gian do có quá nhiều đầu mục chi phí cần phải theo dõi. Ngoài ra, trong tháng cũng có thể phát sinh các khoản chi phí bất ngờ mà bạn không thể dự tính trước được dẫn đến bị động trong việc thu xếp tài chính.

Giải pháp MMS khuyến nghị đó là bạn nên duy trì một Quỹ ngày mưa nho nhỏ (tách biệt với Quỹ khẩn cấp và các mục tiêu tiết kiệm lớn khác) đóng góp vào đó từng chút một mỗi tháng để bản thân và gia đình không bị bất ngờ trước các tình huống phát sinh chi phí nằm ngoài kế hoạch ngân sách. 

4. Các bước giúp bạn áp dụng hiệu quả phương pháp ZBB vào cuộc sống 

Phương pháp ZBB
Các bước áp dụng phương pháp ZBB

Để áp dụng phương pháp ZBB này vào cuộc sống một cách hiệu quả, dưới đây là 4 bước chính bạn cần thực hiện:

Bước 1, bạn cần biết thu nhập của gia đình là bao nhiêu. Ngoài lương, đừng quên tính các nguồn thu nhập khác từ việc bạn đi làm thêm, lãi tiền gửi Ngân hàng từ các khoản tiết kiệm hay bất kỳ khoản thu nhập nào khác bạn có được hàng tháng.

Bước 2, bạn sẽ cần theo dõi, ghi chép chi tiêu của gia đình trong vài tháng (mốc thời gian mà Money Mom Sharing khuyến nghị bạn là khoảng từ 1 – 3 tháng) để biết rằng các hạng mục chi tiêu của gia đình trong mỗi tháng là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ lên kế hoạch chi tiêu phù hợp theo tháng. 

Khi ghi chép chi tiêu cũng đừng quên bước tự mình đánh giá lại xem có khoản chi nào bạn có thể cắt giảm không và có khoản chi nào bạn muốn chi nhiều hơn không (chẳng hạn bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư cho giáo dục học hành của con cái và bản thân nhiều hơn, …). 

Bước 3, phân loại chi phí của gia đình theo thứ tự ưu tiên, và sự cần thiết. Thông thường các chi phí mang tính “mong muốn”, không thiết yếu, bạn nên xếp ở cuối danh sách để đảm bảo mình có thể thực hiện được hết các nghĩa vụ tài chính, và hoàn thành các mục tiêu tài chính quan trọng. Cách này cũng sẽ cho bạn một giới hạn ngân sách để không rơi vào tình trạng mua sắm thiếu kiểm soát. 

Nếu bạn vẫn còn đang thấy “loay hoay”, “mông lung” trong việc kiểm soát chi tiêu cá nhân, hãy thử tìm hiểu khóa học “Quản lý chi tiêu cho phụ nữ” của Money Mom Sharing nhé. Biết đâu, bạn có thể tìm được cho mình giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải đấy!

Bước 4, tham khảo các tỷ lệ “kinh điển” để phân bổ chi phí cho tối ưu

Bạn chắc hẳn đã nghe thấy phương pháp 50/30/20 và phương pháp 6 chiếc lọ. Hãy sử dụng tỷ lệ của hai phương pháp ngân sách này làm tham khảo thêm cho việc phân bổ ngân sách phù hợp với gia đình mình nhé.

Bạn thấy bài viết hữu ích? Cân nhắc mời mình và team Money Mom Sharing một ly café latte tại đây nhé.

Chúc mọi người thành công!

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc thêm câu chuyện về Founder tại đây

Money Mom Sharing là kênh chia sẻ về tài chính cá nhân dành riêng cho phụ nữ được sáng lập bởi Lê Phương Thanh - chuyên gia giáo dục tài chính được chứng nhận của NFEC Hoa Kỳ.

Sách Tài chính cá nhân
cho Mẹ Việt

"Tài chính cá nhân cho mẹ Việt" là quyển sách tài chính cá nhân thuần Việt đầu tiên viết dành tặng riêng cho phụ nữ, là quyển sách đầu tay chứa đựng nhiều tâm huyết của tác giả Lê Phương Thanh. Sách giúp nhiều phụ nữ Việt đã và sẽ làm mẹ có thể tự tin, độc lập về tài chính.

Tải ebook quản lý tài chính
miễn phí

Tải công cụ quản lý tài chính

Bài viết mới nhất

Đăng ký email

Để lại email để đọc bản tin hàng tuần của MMS (miễn phí – giá trị & tuyệt đối không spam) bạn nhé!

Bạn đã tải file thử thách 21 ngày detox tài chính cá nhân và hình thành thói quen tiết kiệm chưa?

miễn phí

Hiệu quả của Thử thách đã được chứng minh bởi rất nhiều chị em phụ nữ!