Thiết lập mục tiêu tài chính

05 bước thiết lập mục tiêu tài chính hiệu quả dành phụ nữ

“Làm thế nào để thiết lập mục tiêu tài chính hiệu quả?” chắc là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ đang có mong muốn hướng tới tự chủ tài chính. Hãy cùng Money Mom Sharing tìm hiểu về vấn đề này trong bài chia sẻ nhé.

“Tiền của bạn sẽ giúp bạn trở nên giàu hay nghèo, điều đó phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó” – Brian Tracy.

Khi nói đến các mục tiêu cá nhân hay mục tiêu kinh doanh, tiền có xu hướng trở thành thước đo để đo lường sự thành công của bạn. Nhưng quan trọng hơn cả, khi bạn xây dựng mục tiêu tài chính cho mình, chính là việc bạn đang từng bước hình thành tư duy tiền bạc của mình.

Khi nói đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi “Vậy chính xác thì tư duy tiền bạc là gì?” Vấn đề này mình đã chia sẻ trong bài viết “Tư duy khan hiếm và tư duy trù phú, tư duy tiền bạc của bạn thuộc loại nào?”, bạn có thể tìm đọc lại tại đây để hiểu thêm nhé.

Bạn có thể hiểu đơn giản, tư duy tiền bạc hiểu đơn giản là thái độ của bạn đối với tiền. Đó là niềm tin vượt trội của bạn về vấn đề tài chính của chính bạn. Tư duy tiền bạc sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định tài chính của bạn mỗi ngày và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành mục tiêu tài chính của bạn cũng như mức độ căng thẳng hay sự hài lòng của bạn trước các vấn đề liên quan đến tiền bạc.

Xa hơn thế, tư duy tiền bạc tích cực sẽ giúp bạn loại bỏ những sự cản trở việc bạn hành động, và giúp bạn thay đổi tư duy trở nên tích cực hơn.

Như bạn có thể thấy, mặc dù tiền có thể là một vấn đề khá căng thẳng đối với nhiều người, nhưng nếu bạn biết cách thay đổi suy nghĩ về nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, đồng thời đặt ra những mục tiêu tài chính tốt hơn.

Để giúp bạn khám phá cách thiết lập tài chính cho tư duy tiền bạc tích cực, dưới đây là 5 bước hành động để đạt được mục tiêu đó.

Bước 1. Bắt đầu bằng các giá trị cốt lõi của bạn

Thiết lập mục tiêu tài chính
Bắt đầu bằng các giá trị cốt lõi của bạn

Để đạt được thành công thật sự về tài chính, bạn cần phải xác định được giá trị cốt lõi của bạn. Đó chính là việc bạn tin tưởng và đại diện cho cái gì.

Các giá trị cốt lõi sẽ giúp quyết định không chỉ thói quen tài chính mà cả các mục tiêu khác của bạn.

Vì vậy, nếu bạn sắp xếp công việc và cuộc sống cá nhân theo hướng hỗ trợ các mục tiêu tài chính của bạn, điều hiển nhiên bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu tài chính bạn đã đặt ra ban đầu.

Từ đó cho phép bạn xem xét lại tình hình tài chính của mình và loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết cho những khoản chi tiêu không phù hợp với giá trị cốt lõi của bản thân. Đồng thời cũng giúp bạn xem xét những thứ phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn, để từ đó, bạn phân bổ khoản tiền đầu tư hợp lý.

Bước 2. Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Thiết lập mục tiêu tài chính
Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Sau khi xác định được giá trị cốt lõi, đã đến lúc bạn cần nhìn lại các mục tiêu của mình, đặc biệt là mục tiêu tài chính và xem mức độ liên quan của các mục tiêu đó với giá trj cốt lõi của bạn như thế nào.

Nguồn lực của bạn hạn chế (bạn hạn chế về sức khỏe, về tiền bạc…) nên không thể cùng lúc thực hiện hết các mục tiêu tài chính đó được. Để có thể tối ưu, bạn cần sắp xếp lại các mục tiêu đó theo thứ tự ưu tiên để từng bước hoàn thành hết các mục tiêu đã đặt ra.

Ví dụ: nếu bạn là một người coi trọng việc phục vụ cộng đồng và cống hiến, nhưng thói quen chi tiêu của bạn lại không phản ánh điều đó, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần đặt mục tiêu cho các khoản từ thiện.

Bước 3. Nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ việc nhỏ

Thiết lập mục tiêu tài chính
Nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ việc nhỏ

Rất nhiều triệu phú tự thân đều bắt đầu từ việc ước mơ và một trong số những bí quyết thành công về tài chính của họ chính là mơ lớn nhưng bắt đầu ngay từ những hành động nhỏ.

Để học tập từ những sự thành công của họ, bạn hãy tự đặt cho mình mục tiêu về số tiền tiết kiệm bạn muốn có trong tương lai. Sau đó, bạn chia nhỏ số tiền đó ra và đặt mục tiêu cho từng chặng đường. Điều này sẽ giúp bạn tự mình xây dựng chi tiết các bước cần thực hiện để hoàn thành được mục tiêu tài chính đã đặt ra ban đầu.

Ví dụ: bạn muốn có được khoản tiền tiết kiệm là 12 triệu 1 năm để dùng cho sở thích du lịch của bạn. Vậy, ngay từ giờ hãy đặt mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm 1 triệu đồng đi nhé.

Các chị em phụ nữ của nhóm facebook Money Mom Sharing – Tài chính cá nhân cho mẹ Việt đang đang cùng nhau tham gia thử thách 21 ngày hình thành thói quen tiết kiệm + Detox tài chính cá nhân. Nếu muốn, hãy tham gia cùng chúng mình cho vui nhé? Biết đâu, bạn sẽ học hỏi được nhiều mẹo hay trong việc chi tiêu, hình thành thói quen tiết kiệm và sớm biết cách hoàn thành mục tiêu tài chính của mình nhỉ? Link Group facebook của chúng mình ở đây nhé.

Bước 4: Lập kế hoạch

Thiết lập mục tiêu tài chính
Lập kế hoạch

Rất nhiều người không nhận thấy rằng mục tiêu tài chính thường là các kế hoạch dài hạn trong khi những người tự do tài chính thì hoàn toàn ngược lại. Bởi vì bản thân họ nhìn nhận thấy các mục tiêu tài chính là dài hạn, do vậy, họ là những người kiên nhẫn, bền bỉ và nhìn xa trông rộng với kế hoạch tài chính mình đã lập ra. Họ có tính kỷ luật rất cao trong việc chi tiêu, tiết kiệm và tích lũy trong nhiều năm.

Vì vậy, nếu bạn muốn hoàn thành các mục tiêu tài chính dài hạn của mình, thì trước tiên, bạn nên áp dụng tiêu chuẩn SMART trong việc xây dựng mục tiêu của mình.

S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu của bạn phải cụ thể

M – Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu của bạn phải có thể lượng hóa được.

A – Achievable (Có thể thực hiện được): Mục tiêu của bạn phải có tính thực tế, tức là phải phù hợp với bạn, hay bạn có thể hoàn thành mục tiêu đó.

R – Relevant (Tính liên quan): Phải đảm bảo mục tiêu có tính liên quan.

T – time-bound (Tính thời hạn): Mục tiêu phải được quy định rõ thời gian cần phải hoàn thành.

Điều này sẽ giúp bạn hình dung được các tiêu chuẩn để đánh giá việc hoàn thành mục tiêu của bạn.

Ví dụ: Mục tiêu của mình là 5 năm tới, mình sẽ có chuyến đi du lịch Ai Cập với kinh phí dự kiến là 80 triệu. Đây là một mục tiêu SMART, vì nó đảm bảo tiêu chí Cụ thể (chuyến du lịch Ai Cập), Có thể đo lường được (giá trị của chuyến đi là 80 triệu), Có thể thực hiện được (Theo mức lương hiện tại của mình, thì khoản tiền tiết kiệm 16tr/năm dành cho chuyến đi du lịch là hoàn toàn khả thi), Tính liên quan (để phục vụ sở thích du lịch, khám phá của mình) và Tính thời hạn (5 năm).

Bước 5: Vững tin với kế hoạch mình đã lập ra

Thiết lập mục tiêu tài chính
Vững tin với kế hoạch mình đã lập ra

Theo Thuyết kỳ vọng VROOM “một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi của họ về một kết quả nào đó, hoặc sự hấp dẫn của kết quả đó với chính bản thân họ”

Ví dụ: Một người phụ nữ có thói quen tiết kiệm tiền vì họ tin rằng, thói quen này sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trên con đường hướng tới việc tự chủ tài chính trong tương lai. Với niềm tin như vậy, họ kiên trì với những thói quen đó qua nhiều năm để cố gắng hoàn thành những mục tiêu tài chính mình đã đặt ra ban đầu.

Nếu bạn luôn có khát khao trở nên giàu có trong tương lai, bạn giữ vững niềm tin đó và bạn kiên định thực hiện các kế hoạch đã đặt ra ban đầu, thì sự thành công tài chính của bạn trong tương lai là điều tất yếu.

Bạn thấy đấy, nếu bạn chia nhỏ các mục tiêu tài chính của mình thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó, thì đấy chính là “chiến lược tài chính” của bạn. Đây là tiền đề để bạn xây dựng tư duy tiền bạc tích cực cho riêng mình.

Trên đây là 5 bước thiết lập mục tiêu tài chính giúp bạn tự tin hơn trong việc xây dựng mục tiêu tài chính cho mình.

Từ bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các nguyên tắc thiết lập mục tiêu tài chính chưa? Bạn đã sẵn sàng cho việc ngồi tĩnh lại, để đặt ra các mục tiêu tài chính của mình trong 1 năm, 5 năm hay 10 năm tới chưa?

Hãy luôn nhớ câu nói “Nếu bạn muốn thay đổi tương lai, hãy hành động ngay từ bây giờ”.

Chúc bạn thêm vững tin trên con đường trở thành người phụ nữ tự chủ về tài chính!

Bạn thấy bài viết hữu ích? Cân nhắc mời mình và team Money Mom Sharing một ly café tại đây nhé.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc thêm câu chuyện về Founder tại đây

Money Mom Sharing là kênh chia sẻ về tài chính cá nhân dành riêng cho phụ nữ được sáng lập bởi Lê Phương Thanh - chuyên gia giáo dục tài chính được chứng nhận của NFEC Hoa Kỳ.

Sách Tài chính cá nhân
cho Mẹ Việt

"Tài chính cá nhân cho mẹ Việt" là quyển sách tài chính cá nhân thuần Việt đầu tiên viết dành tặng riêng cho phụ nữ, là quyển sách đầu tay chứa đựng nhiều tâm huyết của tác giả Lê Phương Thanh. Sách giúp nhiều phụ nữ Việt đã và sẽ làm mẹ có thể tự tin, độc lập về tài chính.

Tải ebook quản lý tài chính
miễn phí

Tải công cụ quản lý tài chính

Bài viết mới nhất

Đăng ký email

Để lại email để đọc bản tin hàng tuần của MMS (miễn phí – giá trị & tuyệt đối không spam) bạn nhé!

Bạn đã tải file thử thách 21 ngày detox tài chính cá nhân và hình thành thói quen tiết kiệm chưa?

miễn phí

Hiệu quả của Thử thách đã được chứng minh bởi rất nhiều chị em phụ nữ!